Công nghệ thông tin là một ngành nghề rộng lớn,
có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Vì thế, thật khó đưa ra
một định nghĩa đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạm hiểu:
Công nghệ thông tin là một ngành sử dụng hệ thống
các thiết bị và máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm, để cung cấp một giải
pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Với xu hướng toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin
như hiện nay, mọi hoạt động của con người trên trái đất chúng ta đều có thể biết,
theo dõi và cảm nhận được. Sở dĩ như vậy là nhờ sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin. Máy vi tính là một trong những phương tiện giúp chúng ta kết nối
với những con người ở mọi nơi trên trái đất; giúp ta có thể tiếp cận với nền
văn minh của nhân loại.
Máy vi tính được
ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trước đây, khi con người làm mọi việc
chỉ với chiếc máy đánh chữ cũ kỷ, hoặc viết tay mất nhiều thời gian, không đảm
bảo thẩm mỹ, tính chính xác không cao và không thể lưu lại dữ liệu mà chúng ta
đã dành thời gian để soạn thảo. Từ đó, nhu cầu của con người là mong muốn có một
loại máy có thể giúp cho con người lưu trữ các số liệu và thực hiện các phép
tính nhanh, chính xác trên khối lượng to lớn của các số liệu được lưu trữ. Chiếc máy tính đầu tiên ra đời mang
tên ENIAC (tên viết tắt của Electronic Numerical Integrator and Computer: máy
tính tích phân điện tử), tại Trường Đại
Học Pennsylvania vào năm 1946, bên trong máy gồm 18.800 bóng điện tử,
70.000 điện trở, 10.000 tụ điện, 1.500 bộ rơ le, tổng trọng lượng máy nặng 30 tấn.
Càng ngày máy tính càng có nhiều cải tiến mới về tốc độ, hình dáng và cả trọng
lượng... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, máy vi tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong
bất kỳ lĩnh vực công tác nào. Nhiều người cho rằng, muốn sử dụng được máy vi
tính đòi hỏi con người phải có một trình độ cao, vì đây là một thiết bị hiện đại.
Tuy nhiên, những suy nghĩ như vậy chưa hẳn đã đúng. Vì ngày nay, máy vi tính là
một thiết bị thông dụng mà mọi nhà đều có thể trang bị để trẻ em được học tập,
dự thi qua mạng như: thi Tiếng anh qua mạng (IOE), thi toán qua mạng
(violympic), . . . và để “xóa mù” tin học.
Khi bước
vào ngưỡng cửa cuộc đời, mỗi người đều suy nghĩ và lựa chọn cho mình một công
việc, một nghề phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện và sở thích của bản
thân để xây dựng sự nghiệp cho mình. Nhiều người quan
niệm rằng tấm bằng đại học là điều kiện tiên quyết, là “giấy thông hành” để xây
dựng tương lai. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, rất nhiều người trong số
những người giàu nhất thế giới như Bill Gates (Microsoft) , Steve Jobs (Apple),
Mark Zuckerberg (Facebook), Micheal Dell (Dell), Lawrence Ellison (Oracle)...
đã rất thành công khi chưa từng tốt nghiệp đại học. Một điều thú vị là trong
những tỷ phú giàu nhất thế giới không có bằng đại học hầu hết đến từ lĩnh vực
công nghệ thông tin, trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo này thì điều quan trọng
nhất là cần có sự trải nghiệm và niềm đam mê. Chính vì vậy, tuỳ theo khả năng
của mỗi người mà chúng ta cần chọn cho mình một hướng đi phù hợp, đặc biệt là
đối với ngành công nghệ thông tin, một ngành đào tạo ra những chuyên gia trong
lĩnh vực IT( Information Technology).

Để trở thành một “chuyên gia” IT có
nhiều cách tiếp cận, có những người phải trải qua những năm tháng ở bậc đại học
để học các kỹ năng tư duy, cấu trúc các thuật toán của chương trình nhằm sau
này trở thành chuyên gia phần mềm hay là chuyên gia lập trình. Còn đối với
những người có sở thích về kỹ thuật cộng với một số kiến thức về lĩnh vực điện
tử thì thường sau này trở thành chuyên gia phần cứng. Để một hệ thống thông tin
hoạt động được tốt cần phải có những chuyên gia “phần dẻo” (phần hệ thống). Những
người này thực hiện các công đoạn lấy sản phẩm được xây dựng bởi các chuyên gia
phần mềm rồi cấu hình, cài đặt trên những thiết bị phần cứng để sản phẩm phần
mềm được hoạt động một cách tối ưu nhất. Nói tóm lại, con đường để trở thành
một chuyên gia IT có nhiều cách khác nhau. Ngày nay, ngày càng nhiều lĩnh vực
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong lĩnh vực đời sống cũng như trong
công việc của các ngành, nhu cầu con người có trình độ về CNTT còn thiếu rất
nhiều, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi có trình độ cao. Sau giai đoạn phát triển
đỉnh cao vào 2005-2007, lượng thí sinh đăng ký thi ĐH-CĐ trong lĩnh vực CNTT
dịch chuyển dần sang các nhóm ngành Kinh tế với mức 10-15% mỗi năm. Dự báo, thị
trường nhân lực CNTT cung cấp cho ngành sẽ thiếu hụt nghiêm trọng vào 2015 –
thời điểm mà các sinh viên hiện tại sẽ đồng loạt tốt nghiệp.Cuối năm ngoái, khi
Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” chính thức được Thủ
tướng phê duyệt đã phần nào “hâm” lại sức “nóng” cho đào tạo CNTT với sự xuất
hiện của nhiều nhóm ngành mới.
1. Lập trình ứng dụng Mobile
Việt Nam
hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên. Nền tảng 3G đã
được các nhà cung cấp mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi
trung bình 15 – 24 tạo nên một thị trường Mobile Apps với tốc độ phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng
di động riêng như F-Store của FPT, VTC Mobile của Tổng công ty truyền thông đa
phương tiện VTC, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
2. Lập trình game
Hội thảo Người Việt
làm Game Việt do VTC
Academy tổ chức là một
hoạt động tiêu biểu dành cho giới lập trình
Việt Nam là thị trường Game lớn nhất
trong khu vực Đông Nam Á với hơn 20 nhà phát hành Game trên cả nước. Doanh thu
liên tục tăng trưởng với mức trung bình 400 triệu USD/năm, chiếm 70% doanh thu
của ngành nội dung số. Có mức tăng trưởng ấn tượng, nhưng ngành công nghiệp
Game ở Việt Nam
chỉ mới dừng lại ở mức phân phối phát hành và gia công các tựa game nước ngoài.
Một vài năm gần đây, các doanh nhiệp liên tiếp thành lập ra Studio riêng của
mình nhằm phát triển sản xuất Game thuần Việt. Kéo theo đó là một lượng lớn nhu
cầu về nhân lực ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Game như: thiết kế đồ
họa Game (Game Design), lập trình Game (Programming), âm thanh (Audio)…
3. Phát triển ứng dụng phần
mềm & web
Với xu hướng
hạ tầng hệ thống ngày càng được tập trung hoá, lập trình ứng dụng đã trở thành
một lĩnh vực sôi động và có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất tính đến thời
điểm hiện tại. Phát triển ứng dụng đã thay đổi sâu sắc từ thuần tuý desktop
sang các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến cũng như khả năng ứng dụng trong các
thiết bị đa phương tiện mở ra thời kỳ bùng nổ ứng dụng trên nhiều lĩnh vực:
chính phủ điện tử, thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử, thanh
toán điện tử, giải trí điện tử, công dân điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội,
giáo dục trực tuyến….
Từ thế hệ
1.0 của các Web đóng, chỉ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin 1 chiều đã tiến sang
giai đoạn 2.0 với các tính chất tiêu biểu như là nền tảng có thể chạy mọi ứng
dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, người dùng tạo nên nội dung web, phần mềm được
cung cấp dưới dạng dịch vụ web, tạo nên sự xuất hiện đầy ấn tượng của wiki,
facebook, webblog, youtube, twitter với hàng trăm triệu thành viên cùng tương
tác.
5. Thương mại điện tử
Cách đây 5 năm, thương mại điện
tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho đến nay, nó đã trở thành
một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo
thống kê của Bộ Công Thương, tính đến năm 2007 gần 40% doanh nghiệp đã có doanh
thu từ hoạt động thương mại điện tử, chiếm 15% tổng doanh thu doanh nghiệp.
Chất lượng ứng dụng TMĐT vào kinh doanh đang là yếu tố quyết định giá trị cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Nắm bắt xu hướng, nhiều trường đại học, cao đẳng đã
chính thức đưa Thương mại điện tử vào chương trình giảng dạy của mình, thu hút
được lượng lớn sinh viên đăng ký.
Ở Việt Nam nói chung, Quảng nam nói riêng
thì khá nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp
PTTH cũng không trải qua giai đoạn học tập truyền thống nữa mà tìm ngay đến các
đơn vị đào tạo nghề. Bởi đơn giản, đào tạo nghề thường linh hoạt, tùy biến theo
xu hướng phát triển của thị trường mà xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp
với nhu cầu. Vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngoài các trường
như Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật còn có các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục cũng đã đào tạo ra một lượng lớn nguồn nhân
lực CNTT phục vụ cho tỉnh nhà, trong đó phải kể đến Trường Cao đẳng Đông Á, Cao
đẳng Phương Đông.


Ngoài ra, hiện nay môn tin học đã
được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giúp cho học sinh có điều kiện tiếp xúc với
máy vi tính ngay từ khi còn ở bậc tiểu học. Khi lớn lên, các em có thể vận dụng
kiến thức về tin học để phục vụ cho việc học tập các môn học khác và tiếp cận
với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới.